Chương trình đào tạo ngành Khoa học máy tính
A. Chuẩn đầu ra
1. Chuẩn đầu ra về kiến thức
1.1. Kiến thức chung
PLO1. Biết vận dụng hệ thống tri thức về nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng, đạo đức, giá trị văn hóa Hồ Chí Minh, những nội dung cơ bản của đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam trên một số lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội;
1.2. Kiến thức nhóm ngành/chuyên ngành
PLO2. Phân tích được kiến thức cơ bản trong lĩnh vực Máy tính và CNTT;
PLO3. Vận dụng được kiến thức chung về quản trị và quản lý, có kiến thức chuyên sâu về quản lý dự án CNTT;
PLO4. Phân tích được kiến thức nền tảng về toán học trong công nghệ, đặc biệt là ngành KHMT, về xác suất thống kê, toán rời rạc, tối ưu hóa, v.v. làm cơ sở cho các giải pháp kỹ thuật;
1.3. Kiến thức của ngành/chuyên ngành
PLO5. Phân tích được các kiến thức nền tảng của ngành KHMT như trí tuệ nhân tạo, học máy thống kê, xử lý ngôn ngữ tự nhiên và các kiến thức chuyên ngành nâng cao ứng dụng trong các giải pháp kỹ thuật;
PLO6. Đánh giá được các kiến thức chuyên ngành KHMT trong nghiên cứu và phát triển các hệ thống, sản phẩm, giải pháp giải quyết các vấn đề thực tế phục vụ sản xuất, kinh doanh, xã hội;
PLO7. Phân tích được xu hướng, tiềm năng ngành KHMT và các cơ hội phát triển nghề nghiệp.
2. Chuẩn đầu ra về kĩ năng
2.1. Kĩ năng chuyên môn:
PLO8. Có khả năng phản biện, phân tích, tổng hợp và đánh giá dữ liệu, thông tin một cách khoa học và tiên tiến;
PLO9. Thành thạo kỹ năng nghiên cứu khoa học để phát triển và thử nghiệm những giải pháp mới, phát triển các công nghệ mới trong lĩnh vực Máy tính và CNTT;
PLO10. Có khả năng hoàn thành các công việc phức tạp liên quan đến triển khai các dự án về khoa học máy tính nói riêng và CNTT nói chung;
PLO11. Vận dụng kỹ năng tổ chức, quản trị và quản lý các hoạt động nghề nghiệp tiên tiến;
PLO12. Khai thác các công cụ, thư viện lập trình và phần mềm chuyên ngành về học máy, xử lý ngôn ngữ tự nhiên, phân tích dữ liệu, v.v. để cài đặt, triển khai các hệ thống, giải pháp CNTT;
PLO13. Nhận dạng, mô hình hóa các bài toán thực tế sử dụng các kiến thức chuyên ngành KHMT, từ đó đề xuất và xây dựng các giải pháp kỹ thuật phù hợp;
2.2. Kĩ năng khác
PLO14. Đạt kỹ năng sử dụng ngoại ngữ bậc 4/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam;
PLO15. Vận dụng kỹ năng làm việc trong các môi trường cộng tác như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng trình bày, kỹ năng viết báo cáo, kỹ năng hợp tác, phối hợp theo nhóm;
PLO16. Vận dụng kỹ năng cập nhật các công nghệ, kiến thức mới về chuyên ngành KHMT và nhận thức về vai trò của học tập suốt đời.
3. Mức độ tự chủ và trách nhiệm
PLO17. Phát hiện và giải quyết các vấn đề thuộc chuyên môn đào tạo và đề xuất những sáng kiến có giá trị, đồng thời bảo vệ và chịu trách nhiệm về những kết luận chuyên môn;
PLO18. Tự định hướng và hướng dẫn người khác về các vấn đề thuộc chuyên môn đào tạo;
PLO19. Thích nghi với môi trường nghề nghiệp thay đổi; đưa ra được những kết luận mang tính chuyên gia về các vấn đề phức tạp của chuyên môn, nghiệp vụ;
PLO20. Có năng lực lãnh đạo và quản lý trong hoạt động chuyên môn;
PLO21. Có đạo đức nghề nghiệp; tuân thủ sự liêm chính, các quy định pháp luật và chuẩn mực xã hội.
4. Vị trí việc làm mà người học có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp
Với các chuẩn đầu ra về kiến thức, kỹ năng và thái độ được trang bị, học viên cao học tốt nghiệp ngành Khoa học máy tính có khả năng làm việc tại nhiều vị trí việc làm thuộc lĩnh vực CNTT, đáp ứng các yêu cầu về nghiên cứu và ứng dụng CNTT trong việc giải quyết các vấn đề về kinh tế – xã hội, cụ thể:
Phát triển trong công nghiệp: chuyên gia xử lý và phân tích dữ liệu; chuyên gia xây dựng và triển khai các mô hình Trí tuệ nhân tạo;
- Phát triển trong học thuật: giảng viên hoặc nhà nghiên cứu, tham gia các nhóm nghiên cứu tại trường-viện, phòng nghiên cứu phát triển (R&D) tại các công ty, tập đoàn công nghệ.
- Khởi nghiệp: sáng tạo giải pháp để khởi nghiệp.
5. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
Thạc sĩ KHMT có thể tiếp tục thực hiện chương trình đào tạo Tiến sĩ về chuyên ngành KHMT cũng như các chuyên ngành khác của lĩnh vực CNTT theo các hướng: học máy, các hệ thống thông minh ứng dụng trí tuệ nhân tạo, phân tích dữ liệu thông minh, xử lý ngôn ngữ tự nhiên, robot, tương tác người máy, tối ưu hóa, v.v
B. Ma trận chuẩn đầu ra